TVET Vietnam

Xây dựng mô-đun đào tạo cơ bản nhằm khuyến khích hành vi thân thiện với môi trường – Bước đầu trở thành Trung tâm Xuất sắc về Đào tạo nghề Xanh của VCMI

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (TVET) đóng một vai trò quan trọng để cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu kĩ năng của một nền kinh tế và xã hội xanh. Ông Quách Hoàng Linh, đại diện Công ty TNHH KAIFA Việt Nam, nhấn mạnh: “Mỗi dấu chân chúng ta để lại trên môi trường sẽ ảnh hưởng không chỉ đến thế hệ chúng ta mà còn cả con cháu chúng ta.”

Trong khuôn khổ Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ), một hội thảo ba ngày từ 18 đến 20 tháng 10 năm 2017 đã diễn ra tại Trường Cao đẳng nghề Cơ khí và Thuỷ lợi (VCMI) ở Đồng Nai. Mục tiêu của hội thảo là phát triển một mô-đun đào tạo cơ bản về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả. Bà Lisa-Marie Kreibich, Cố vấn Kỹ thuật của Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ) phát biểu khai mạc: “Việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi liên quan đến bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả, cùng với việc tích lũy kiến ​​thức và kĩ năng thực tiễn ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. “Hội thảo quy tụ đại diện trường VCMI và các doanh nghiệp địa phương để cùng nhau soạn thảo một mô-đun nghề nghiệp khái quát về bảo vệ môi trường, hiệu quả năng lượng và tài nguyên. Mô-đun này sẽ được thí điểm tại VCMI và sau đó được lồng ghép vào các chương trình đào tạo trên toàn quốc. Các đai biểu tham dự đã xác định các mục tiêu cơ bản, nội dung và đánh giá kết quả của mô-đun để các học viên cam kết hành động xanh tại nơi làm việc sau khi tốt nghiệp.

Hội thảo tràn ngập ý các tưởng thực tiễn của giáo viên qua cuộc thảo luận nhóm sôi nổi về các khái niệm và hoạt động xanh hiện đang được triển khai tại VCMI và dự kiến ​​sẽ được tiến hành trong tương lai để thúc đẩy hành vi thân thiện với môi trường. Ngoài ra, các đại diện công ty đã đưa ra nhiều ý kiến mang tính ​​xây dựng về yêu cầu nghề nghiệp mà hầu hết các sinh viên tốt nghiệp không đáp được khi làm việc. Nói cách khác, mô-đun đào tạo cơ bản cần phản ánh yêu cầu thực tế của nền công nghiệp. Dựa vào những đóng góp cởi mở và thẳng thắn, các giáo viên VCMI, với sự hỗ trợ của tiến sĩ Klaus-Dieter Mertineit, chuyên gia Đào tạo nghề Xanh, đã lược ra mô-đun gồm các chủ đề như hóa chất, chất thải, năng lượng, các luật lệ và quy định liên quan đến môi trường và hệ thống quản lý môi trường. Việc chú trọng vào thực hành thực tiễn và giải thích rõ ràng những hậu quả của hành động được nhấn mạnh, nhằm từng bước thay đổi thái độ của học viên.

Xanh hóa Đào tạo nghề là một hành trình dài và liên tục, đòi hỏi cam kết và sự tham gia đa chiều của VCMI và doanh nghiệp; và Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình này. Tuần sau, bảy giáo viên chính của VCMI tham dự hội thảo này sẽ tham dự một khoá đào tạo ở Đức. “Tôi tin rằng mô-đun đào tạo cơ bản sẽ là bước đi đầu tiên của một kế hoạch sáng tạo và bền vững của VCMI, từng bước trở thành Trung tâm Xuất sắc về Đào tạo nghề Xanh vào năm 2020.”, ông Nguyễn Văn Chương, Hiệu trưởng VCMI khẳng định.

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook