TVET Vietnam

Tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là chủ đề trung tâm tại cuộc họp của Mạng lưới Đối tác Phát triển trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Mạng lưới Đối tác Phát triển trong lĩnh vực GDNN (the TVET Sector Development Partner Network), chủ trì bởi Tổng cục Dạy nghề/Bộ LĐTBXH và Đại sứ quán Đức, đã chứng tỏ là một diễn đàn phù hợp để các nhà tài trợ trao đổi và điều phối các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam. Mạng lưới Đối tác Phát triển trong lĩnh vực GDNN là một sáng kiến được khởi xướng tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam (VDPF) năm 2013. Trong khuôn khổ của diễn đàn này, một nhóm công tác kỹ thuật về giáo dục nghề nghiệp, bao gồm đại diện của MoLISA, các nhà tài trợ đa phương, các nhà tài trợ song phương và các cơ quan triển khai và tổ chức phi chính phủ được thành lập. Nhóm làm việc này đã nhanh chóng phát triển thành một mạng lưới hoạt động nhằm tìm ra các giải pháp tiềm năng để chính phủ Việt Nam điều phối hoạt động ODA của các đối tác phát triển trong giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.

Bộ LĐTBXH được chính phủ giao cho phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp vào năm ngoái, Tổng cục Dạy nghề đã tiếp tục các cuộc họp thường xuyên của mạng lưới này vào ngày 21 tháng 6 năm 2017.  Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng TCND, và Bà Luisa Bergfeld, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Đức, đồng chủ trì cuộc họp chào mừng các đại biểu. Trong bài phát biểu khai mạc của mình, tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh nêu bật những ưu tiên của TCDN trong quá trình đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện nay, trong đó gồm cải cách hệ thống quản lý theo Luật GDNN mới, tăng cường hợp tác với khối doanh nghiệp trong GDNN, xác định cơ chế tự chủ của các cơ sở GDNN và tiêu chuẩn hóa các yếu tố liên quan đến chương trình đào tạo, cán bộ giảng dạy và cơ sở hạ tầng, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN,  phát triển năng lực của cán bộ giảng dạy và quản lý của hệ thống GDNN.

Ông Trần Quốc Huy, Chánh văn phòng TCDN, đã cập nhật về việc thực hiện Luật Dạy nghề mới và thông báo cho các đối tác phát triển về Chiến lược Dạy nghề cho đến năm 2020 mà TCDN đang soạn thảo. Ông Nguyễn Chiến Thắng, Vụ trưởng Vụ Tài chính và Kế hoạch-TCDN đã giải thích về cơ chế tự chủ của các cơ sở GDNN dự kiến ​​sẽ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2020, một yếu tố chủ chốt của nỗ lực đổi mới GDNN. Ngoài việc tự chủ hơn trong việc thực hiện đào tạo, lựa chọn và phát triển nhân sự và trong các vấn đề về tổ chức, các cơ sở GDNN sẽ được cấp tài chính theo một cơ chế dựa trên kết quả đào tạo/đầu ra. Điều này có nghĩa là nhà nước sẽ không còn cung cấp ngân sách cho các cơ sở GDNN dựa trên số sinh viên theo học mà sẽ cấp tài chính theo cơ chế đấu thầu và đặt hàng đào tạo, sẽ hoàn lại chi phí đào tạo cho cơ sở đào tạo sau sinh viên tốt nghiệp. Các đối tác phát triển nhấn mạnh một số thách thức liên quan đến cơ chế tài chính như vậy. Khối doanh nghiệp cần phải có tiếng nói quyết định trong việc xác định nhu cầu đào tạo để đảm bảo việc đào tạo phải gắn với việc làm. Một thách thức khác là làm thế nào để đo lường kết quả đầu ra của hoạt động đào tạo. Các đối tác phát triển khuyến nghị rằng một mức độ chuẩn hóa nhất định là cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo, ví dụ như các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, cần phải tránh việc chuẩn hóa quá mức cần thiết.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh kết luận cuộc họp bằng việc nhấn mạnh rằng “Để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong tâm của TCDN, sự hỗ trợ của các đối tác phát triển là rất cần thiết.” Cuộc họp tiếp theo của Mạng lưới Đối tác Phát triển trong lĩnh vực GDNN sẽ tập trung vào chủ đề hơp tác với khối doanh nghiệp trong GDNN.

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook