TVET Vietnam

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp(GDNN) Ra mắt Cuốn sách Các văn bản quy phạm pháp luật GDNN và Tổ chức thành công Hội nghị định kì Đối tác Phát triển Lĩnh vực GDNN

Hơn 50 đại biểu đến từ các Đại sứ quán, nhà tài trợ, tổ chức phát triển cũng như các chuyên gia trong nước và Quốc tế trong lĩnh vực GDNN đã tham gia Hội nghị định kỳ Đối tác phát triển lĩnh vực GDNN, được tổ chức ngày 19/6/2018 tại Hà Nội. Hội nghị được chủ trì bởi Tổng cục GDNN, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, và Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, tập trung vào chủ đề “Cơ chế hợp tác với khối doanh nghiệp trong lĩnh vực GDNN”.

Nội dung quan trọng của Hội nghị là lễ ra mắt cuốn sách “Các văn bản quy phạm pháp luật GDNN”, được biên soạn với hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam”. Kể từ khi Luật GDNN có liệu lực vào năm 2015 và vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực GDNN được giao cho Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH năm 2016, nhiều nghị định, quyết định và thông tu liên quan tới lĩnh vực này đã được ban hành. Cuốn sách “Các văn bản quy phạm pháp luật GDNN” được sắp xếp theo từng chủ đề, nhằm cung cấp thông tin tổng quan về những nội dung khác nhau như phát triển tiêu chuẩn và chương trình đào tạo, sự tham gia của khối doanh nghiệp và xây dựng năng lực cho các cán bộ trong lĩnh vực GDNN. “Cuốn sách này rất quan trọng vì nó giúp các bên hiểu rõ và thực hiện hiệu quả những quy định liên quan tới GDNN, từ đó cải thiên khung pháp lý cho cải cách GDNN tại Việt Nam”, bà Luisa Bergfeld, Bí thư thứ nhất, Tham tán Phát triển Đại sứ quán Đức tại Hà Nội cho biết.

Sau phần trình bày về những ưu tiên của chính phủ Việt Nam trong “năm đột phá GDNN”, các thảo luận tại hội nghị tập trung vào hợp tác với khối doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Dựa trên Luật GDNN mới, Tổng cục GDNN đã có nhiều nỗ lực trong việc lồng ghép chủ đề hợp tác doanh nghiệp vào khung pháp lý về GDNN. Cái đại biểu đánh giá cao phần trình bày của Tổng cục về tình hình hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo. Các đại biểu cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với Tổng cục GDNN trong những hoạt động cụ thể. Ví dụ, những công cụ về kiểm định và quản lý chất lượng được Chương trình hợp tác Việt-Đức thí điểm như điều tra lần vết, khảo sát doanh nghiệp, quản lý và sắp xếp nhà xưởng đã được lồng ghép vào các văn bản pháp luật. Tiến sỹ Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo Chính quy, Tổng cục GDNN nhấn mạnh: “Tổng cục GDNN tập trung hợp tác phát triển những công cụ và cơ chế cụ thể để đẩy mạnh hợp tác với khối doanh nghiệp trong GDNN”.

 Mạng lưới Đối tác phát triển lĩnh vực GDNN là một sáng kiến bắt nguồn từ Diễn đàn Đối tác phát triển (VPDF) năm 2013. Mạng lưới thúc đẩy đối thoại và trao đổi giữa Bộ LĐ-TB&XH, các nhà tài trợ đa phương, song phương, các tổ chức phát triển, tổ chức phi chính phủ. Mạng lưới cũng tích cực thảo luận những phương án khả thi để Chính phủ Việt Nam điều phối các hoạt động viện trợ ODA trong lĩnh vực GDNN ở Việt Nam. Trong 4 năm qua, mạng lưới do Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH điều phối với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Đức, với nhiều hoạt động, trong đó có Hội nghị thường niện. Những hoạt động này thúc đẩy hợp tác giữa các đối tác, hướng tới mục tiêu chung là cải thiện chất lựong GDNN tại Việt Nam.

Trước những phản hồi tích cực của các đại biểu về tầm quan trọng và hiệu quả của Hội nghị, Tiến sỹ Trương Anh Dũng cho biết, ngày càng có nhiều đối tác phát triển tham gia tích cực vào các hoạt động GDNN tại Việt Nam. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy sự quan tâm và cam kết của những “người bạn Quốc tế” trong lĩnh vực này. Ông cũng chia sẻ quan điểm với nhiều đại biểu cho rằng vấn đề hợp tác doanh nghiệp cần dựa trên nguyên tác tin tưởng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi. Ông Dũng khẳng định sẽ có một cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả để tận dụng nguồn lực chung từ phía Chính phủ và các tổ chức đối tác.

Hội nghị nằm trong khuôn khổ Hợp phần 1 “Tư vấn hệ thống dạy nghề”, thuộc Chương trình hợp tác Việt – Đức “Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam” do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) ủy nhiệm cho Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) thực hiện.

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook