TVET Vietnam

Sinh viên khóa thứ 4 của các lớp Đào tạo Phối hợp tại trường LILAMA 2 được trang bị kiến thức về An toàn lao động và Chương trình Đào tạo Phối hợp trong sự kiện Brown Bag Lunch

Sinh viên khóa thứ 4 của các lớp Đào tạo Phối hợp tại trường LILAMA 2 được trang bị kiến thức về An toàn lao động và Chương trình Đào tạo Phối hợp trong sự kiện Brown Bag Lunch

Ngày 29 tháng 12 năm 2020, sinh viên từ các lớp Đào tạo Phối hợp tiêu chuẩn Đức khóa thứ 4 (K13) của 4 nghề: Cơ điện tử, Điện tử Công nghiệp, Cắt gọt Kim loại và Cơ khí Xây dựng đã được mời đến sự kiện Brown Bag Lunch – Buổi giới thiệu về Chương trình Đào tạo Phối hợp và An toàn lao động trong nhà xưởng tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2 (LILAMA 2).

Thầy Trần Hữu Phước, giảng viên khoa Cơ điện tử, trường LILAMA 2, đã chào mừng sự tham dự của sinh viên và trình bày cho các em một cái nhìn tổng quan về các quy trình riêng của đào tạo phối hợp và kết quả tổng thể của chương trình này. Trong suốt quá trình thí điểm chương trình Đào tạo Phối hợp, không chỉ các tiêu chuẩn nghề và chương trình đào tạo nghề được phát triển, mà các giai đoạn đào tạo tại doanh nghiệp và tại trường phù hợp với các chương trình đào tạo được thực hiện bởi các cán bộ đào tạo được lựa chọn tại doanh nghiệp và các giảng viên có năng lực của LILAMA 2, cũng như đạt được sự tương đương với các quy định đào tạo của Đức được công nhận bởi phòng Thủ công nghiệp Đức (HWK Erfurt).

Cũng trong sự kiện này, tất cả các học sinh được trao và hướng dẫn cách sử dụng đồ bảo hộ lao động và được cung cấp thông tin về kỳ thi tốt nghiệp. Ông Andreas Fischer – Chuyên gia Phát triển, đại diện cho Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam”, trao và hướng dẫn cụ thể cho sinh viên cách sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như áo, giày, kính và mũ bảo hộ. Các giảng viên của LILAMA 2, gồm thầy Nguyễn Hồng Tiến (Phó khoa Cơ khí) và cô Nguyễn Thị Thục Hân (giảng viên khoa Điện – Điện tử Quốc tế), trình bày về quy trình và quy định của kỳ thi Tốt nghiệp Phần một “Phần thi thực hành bao gồm các cuộc thảo luận tình huống chuyên môn” và Phần hai “Thi thực hành theo yêu cầu của khách hàng và các cuộc thảo luận tình huống chuyên môn”. Các phần thi này cũng được đưa vào cấu trúc và trọng số của các phần riêng biệt trong bài thi tốt nghiệp cũng như trong phạm vi bài thi xét về mặt thời gian.

Em Nguyễn Quang Đức, sinh viên nghề Điện tử Công nghiệp, phát biểu cảm nghĩ: “Em thấy hoạt động này rất hữu ích, cung cấp nhiều thông tin về kỳ thi tốt nghiệp để chúng em có sự chuẩn bị tốt nhất. Chúng em cũng rất vui khi được cấp và hướng dẫn sử dụng đồ bảo hộ lao động mới, được đảm bảo an toàn trong quá trình học tập và làm việc. Em cũng đã hiểu hơn về Chương trình Đào tạo phối hợp tiêu chuẩn Đức và các cơ hội nghề nghiệp mà Chương trình mang lại.”

Hoạt động này được tổ chức trong khuôn khổ Hợp phần “Hỗ trợ các Cơ sở GDNN Chất lượng cao”, thuộc Chương trình Hợp tác Việt-Đức “Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam”. Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” được tài trợ bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện

TIN TỨC KHÁC