TVET Vietnam

Kết thúc thành công các khóa đào tạo Điện, Điện tử Công nghiệp cho Giáo viên dạy nghề

ĐHSPKT Hưng Yên, 16.10.2013

Trên cơ sở đề cương nâng cao năng lực đội ngũ của “Chương trình Đào tạo nghề 2008”, tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ đã phối hợp với Tổng cục Dạy nghề tổ chức thành công 2 khóa đào tạo nâng cao tiếp theo về “Hệ thống truyền động Điện – Điện tử” và “Các Biện pháp bảo trì hệ thống Điện tử, tháo lắp thiết bị Điện tử”. Các khóa đào tạo này được triển khai tại Trường ĐH SPKT Hưng Yên từ ngày 24/9 đến hết ngày 11/10/2013 và được thiết kế nhằm cung cấp năng lực thực hành về lĩnh vực Điện – Điện tử cũng như các kiến thức và kỹ năng sư phạm nghề liên quan cho đội ngũ giáo viên dạy nghề. Tham gia các khóa đào tạo lần này là 11 giáo viên điện/ điện tử, những người đã hoàn thành các khóa đào tạo liên quan trước đây, đến từ các cơ sở đào tạo nghề đối tác Dự án: Ninh Thuận, Long An, An Giang và LiLama2.

Trong khuôn khổ dự án Chương trình đào tạo nghề 2008, đây là 02 khóa đào tạo cuối cùng trong tổng số 10 khóa thuộc chương trình nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề Điện/ Điện tử Công nghiệp. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nhiều cấp độ này, các giáo viên dạy nghề được mong đợi triển khai tốt việc đào tạo định hướng thực hành cho sinh viên của họ cũng như sử dụng hiệu quả các thiết bị Điện, Điện tử và Cơ điện tử sẽ được cung cấp thông qua Hợp phần Hợp tác tài chính. Các giáo viên cũng được yêu cầu triển khai việc nhân rộng cho các giáo viên đồng nghiệp khác tại cơ sở đào tạo của mình. Những tài liệu dạy và học được cung cấp từ Dự án (có sẵn bằng tiếng Anh/Đức và tiếng Việt) là lợi thế lớn đối với việc triển khai áp dụng và nhân rộng này.

Tất cả 11 giáo viên và 2 trợ giảng tham dự đang mong đợi để được áp dụng thực tế những gì đã học được cho cơ sở của họ và đào tạo nhân rộng cho các đồng nghiệp khác nhằm triển khai Đào tạo nghề đạt chất lượng cao hơn.

Khóa đào tạo định hướng thực hành về Hệ thống truyền động Điện – Điện tử

Tham gia khóa đào tạo “Hệ thống truyền động Điện – Điện tử”, kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến chủ đề này của các giáo viên dạy nghề được nâng lên rõ rệt thông qua một loạt bài tập thực hành, chẳng hạn như:
– khảo sát, tính toán và lựa chọn động cơ một chiều và xoay chiều theo từng loại tải cụ thể;
– đo và kiểm tra thông số đặc trưng của các động cơ khác nhau ở chế độ không tải và với các trường hợp tải khác nhau;
– điều khiển và điều chỉnh tốc độ và mô men của động cơ một chiều và động cơ xoay chiều một pha/3 pha thông qua sử dụng các bộ biến tần.

Liên kết tới “Hợp tác đào tạo với doanh nghiệp về Bảo trì ngăn ngừa các hệ thống điện tử” >>>

Bên cạnh kỹ năng thực hành và nội dung chuyên môn, các giáo viên cũng được hướng dẫn cách thức biên soạn và sử dụng hiệu quả tài liệu giảng dạy, vì vậy năng lực sư phạm nghề của họ cũng được nâng cao. Ngoài ra, các giáo viên còn lĩnh hội sâu sắc về phương thức triển khai các mô đun đào tạo đối với các nghề điện và điện tử công nghiệp tại cơ sở đạo tạo của họ. Điều này sẽ đóng góp thiết thực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và hướng tới đạt tiêu chuẩn đào tạo quốc tế. Các khóa đào tạo này cũng tạo cơ hội để những người tham dự trao đổi kinh nghiệm và ý tưởng liên quan tới các chủ đề khóa đào tạo.

Các khóa đào tạo đã được tổ chức thành công tốt đẹp. Tại buổi kết thúc, tất cả giáo viên tham dự đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các đơn vị tổ chức và đã nêu ra rất nhiều năng lực thực sự có giá trị mà họ đạt được trong một khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt,các giáo viên đánh giá rất cao sự hướng dẫn tận tình và hiệu quả của các chuyên gia kinh nghiệm và sự hỗ trợ thiết thực của tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ.

Công ty Xi măng Hoàng Thạch

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook