TVET Vietnam

Kết quả đánh giá độc lập mô hình đào tạo nghề hợp tác với doanh nghiệp của Trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng khẳng định nét đặc trưng của mô hình này

“Chúng tôi kết luận về tổng thể Dự án đã thành công”, ông Ralf Lange, chuyên gia độc lập do GIZ mời đánh giá tổng kết dự án, báo cáo kết quả sau hai tuần làm việc với các đối tác của dự án “Trung tâm Đào tạo nghề Việt – Đức – Trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng tại hội thảo ngày 27/11/2015 tại Hà Nội. Theo chuẩn mực đánh giá các chương trình hỗ trợ phát triển (DAC) của Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD), Dự án được đánh giá là phù hợp với các chính sách và mong đợi của đối tác. Dự án đã đề cập đến những vấn đề quan tâm của đối tượng hưởng lợi thông qua việc thực hiện mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận với việc làm bền vững. Dự án được đánh giá là thành công xét về tính hiệu quả, tác động và hiệu suất của dự án. Dự án có đầy đủ tiềm năng để đảm bảo tính bền vững với sự nỗ lực của Trường CĐN Bách Nghệ Hải Phòng với sự hợp tác của các doanh nghiệp và các trường cao đẳng nghề khác.

Cùng với những nhận xét tích cực của đại diện các doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc tham gia vào công tác đào tạo nghề, PGS TS Dương Đức Lân, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, một lần nữa thể hiện sự tin tưởng sâu sắc vào mô hình đào tạo nghề hợp tác với doanh nghiệp là mô hình của tương lai nhằm đào tạo lao động có tay nghề cao đáp ứng với sự phát triển của nền kinh tế và tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường lao động ASEAN. Ông khẳng định chúng ta cần thảo luận kỹ về các mô hình hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề nhằm đưa vào áp dụng ở cấp hệ thống.

Ông Lange cũng đề cập đến những khó khăn cần khắc phục khi áp dụng mô hình đào tạo mới này, ví dụ: chi phí cho đào tạo nghề tại doanh nghiệp, sự đa dạng của các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề dẫn đến sự chênh lệch về trình độ đầu ra của học sinh học nghề. Ngoài ra còn thực trạng thiếu thiết bị dạy học của các trường cao đẳng nghề. Đại diện các đối tác, trường và doanh nghiệp, TCDN và GIZ đã có cuộc thảo luận có kết quả về một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập nói trên. “Mặc dù đây là hội thảo đánh giá lần cuối về dự án thử nghiệm tại Hải Phòng, nhưng công việc sẽ vẫn tiếp diễn”, bà Britta van Erckelens, Cố vấn kỹ thuật Cấp cao của GIZ nói. “Tôi trông đợi những cuộc thảo luận thú vị sắp tới về chủ đề này.” Những bài học về mô hình đào tạo nghề tại doanh nghiệp mà Trường CĐN Hải Phòng đã thử nghiệm sẽ được chia sẻ với các trường cao đẳng nghề và các doanh nghiệp khác tại một cuộc hội thảo do TCDN và GIZ tổ chức vào đầu năm sau.

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook