TVET Vietnam

Hội thảo về “Phân tích chi phí – lợi ích” cho xây dựng Báo cáo Dạy nghề Việt Nam 2013

Hà Nội, ngày 03.-04.06.2014

Hội thảo về phân tích chi phí – lợi ích cho xây dựng Báo cáo Dạy nghề quốc gia đã diễn ra ngày 3 và 4/6/2014 tại Hà Nội. Các phiên làm việc của hội thảo tập trung vào việc hoàn thiện đề cương về phân tích chi phí – lợi ích, là chủ đề chính của Báo cáo lần này, và bộ câu hỏi điều tra. Các đại biểu tham gia hội thảo gồm có lãnh đạo và nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề (VNCKHDN), các chuyên gia của Viện Giáo dục và Đào tạo nghề Liên bang Đức (BIBB) và Tổ chức GIZ, các đại diện của Tổng cục dạy ghề (TCDN), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, cơ sở đào tạo nghề cùng các chuyên gia tích hợp và chuyên gia phát triển của Tổ chức GIZ.

Trong bài phát biểu khai mạc, PSG. TS. Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng TCDN đã nêu bật sự hỗ trợ của BIBB và GIZ đã giúp cho VNCKHDN xây dựng thành công Báo cáo dạy nghề quốc gia năm 2011 và 2012 trong ba năm qua. Ông cho biết mỗi năm Báo cáo dạy nghề tập trung vào một chủ đề khác nhau nhằm thể hiện một cách nhìn tổng thể về tình hình của hệ thống dạy nghề Việt Nam. Báo cáo lần tới có nội dung về phân tích chi phí – lợi ích cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo nghề. Đây là một việc khó, nhưng phân tích quan trọng này xác định các chính sách và chiến lược tương lai có thể liên kết hoạt động của doanh nghiệp với đào tạo nghề như thế nào. Do vậy, hội thảo được xây dựng trên kinh nghiệm quý báu của các bên liên quan về chủ đề chi phí và lợi ích cho doanh nghiệp.

PGS. TS. Mạc Văn Tiến, Viện trưởng VNCKHDN, cho biết Báo cáo dạy nghề tóm tổng hợp một số lượng lớn về số liệu thống kê về đào tạo nghề Việt Nam và đã nhận được nhiều sự chú ý từ cơ quan chính phủ cũng như các cơ quan hữu quan ở cấp quốc gia và quốc tế. Báo cáo đã được giới thiệu trong những sự kiện quan trọng như Hội nghị khu vực về đào tạo nghề ở Hà Nội (2012) và ở Jakata (2014). PSG. Tiến đã rà soát lại những kết quả đạt được đến thời điểm hiện tại và nhấn mạnh về việc phân tích thông tin đã có sự chính xác hơn, kỹ năng viết báo cáo của các nghiên cứu viên đã được cải thiện và những góp ý tích cực về báo cáo của các cơ quan đối tác đã tăng lên. Một số mảng hoạt động vẫn cần sự cải thiện là tiến độ, năng lực ngoại ngữ của nghiên cứu viên, chiều sâu nghiên cứu của các chủ đề chẳng hạn như nội dung về sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Steffen Horn, chuyên gia CIM về giám sát và đánh giá của VCNKHDN trình bày tổng quan về dự thảo đề cương phân tích chi phí – lợi ích do VCNKHDN xây dựng. Mục tiêu của đề cương là phân tích các loại hình và giá trị lợi lích mà doanh nghiệp nhận được trong mối liên hệ về chi phí khi tham gia vào hoạt động đào tạo nghề, qua đó nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào hệ thống đào tạo nghề. Là bước triển khai đầu tiên, nghiên cứu tình huống với các doanh nghiệp được lựa chọn có sự tham gia vào hoạt động đào tạo thông qua các chương trình thực tập hoặc tự triển khai chương trình đào tạo sẽ được thực hiện.

Trong ngày làm việc thứ hai, cô Anika Jansen, chuyên gia BIBB, trình bày về cách tiếp cận và kinh nghiệm của BIBB trong điều tra và thực hiện phân tích chi phí – lợi ích đối với hai nghề cụ thể, nó cho thấy chi phí ròng của các doanh nghiệp có thể biến đổi rõ rệt tùy thuộc vào nghề thực hiện đào tạo. Cô Jansen nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động đào tạo có chi phí lớn hơn không mong đợi sẽ thu lại được lợi ích tức thì mà xem đào tạo nghề như một khoản đầu tư cho tương lai. Cô đã trình bày tổng quan về đề cương và cấu trúc bảng hỏi, có sử dụng những ví dụ của bộ câu hỏi điều tra chi phí-lợi ích của BIBB. Cô cũng chỉ ra những yếu tố cần xem xét khi thực hiện phân tích này ở Việt Nam.

Bộ câu hỏi của VNCKHDN do TS. Steffen Horn xây dựng cũng được trình bày và thảo luận. Những góp ý của các nghiên cứu viên VCNKHDN và các đại biểu nhằm hoàn thiện bộ câu hỏi đã được thống nhất. TS. Horn đã tổng hợp các bước triển khai bao gồm việc chỉnh sửa đề cương và bộ câu hỏi, thời gian phỏng vấn doanh nghiệp và thử nghiệm bộ câu hỏi.

Tổng kết hội thảo, PSG. Tiến đã nêu bật những kết quả của phân tích chi phí – lợi ích cần được đưa vào Báo cáo dạy nghề quốc gia lần tới và cám ơn các chuyên gia của BIBB là Bà van Erckelens và cô Jansen vì những đóng góp chuyên môn cũng như các cán bộ của Tổ chức GIZ và các đại biểu về những đóng góp của mình giúp cho hội thảo thành công.

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook