TVET Vietnam

Hội thảo “Sử dụng công cụ quay phim của phòng truyền thông LILAMA 2”

Hội thảo “Sử dụng công cụ quay phim của phòng truyền thông LILAMA 2”

Từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 22 tháng 4 năm 2021, 15 giáo viên và nhân viên của 10 khoa, phòng của Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2 (LILAMA 2) đã được tập huấn về cách lắp đặt và sử dụng các thiết bị kỹ thuật vừa được mua nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng phòng thu hiện có, đáp ứng nhu cầu đào tạo trực tuyến trong cuộc khủng hoảng đại dịch.

Các giáo viên của LILAMA 2 đã có một số kinh nghiệm trong việc xây dựng tài liệu giảng dạy kỹ thuật số. Tuy nhiên, việc đào tạo để tạo ra các video chất lượng cao một cách chuyên nghiệp với trang thiết bị hiện đại mới sẽ thúc đẩy hơn nữa tất cả các khoa của LILAMA 2 hướng tới sự chuyển đổi kỹ thuật số tất yếu.

Hội thảo được chia thành hai phiên chuyên biệt. Phần đào tạo dành cho các chuyên viên hỗ trợ đào tạo trực tuyến bao gồm cách quản lý và vận hành phòng thu truyền thông, thiết lập nguồn âm thanh và ánh sáng để quay video. Trong khi đó, phần dành cho giáo viên dạy đào tạo trực tuyến bao gồm cách thiết kế mẫu trình chiếu để quay phim, định hình lại nội dung giảng dạy và chọn môi trường quay video. Hơn nữa, giáo viên được đào tạo về cử chỉ, tư thế, âm giọng, nhịp độ giọng nói, cũng như cách ra hiệu khi cần quay lại. Cả hai nhóm đều được hướng dẫn chỉnh sửa âm thanh và video đã ghi bằng Adobe Audition, Adobe Premiere và tạo video mẫu của riêng họ trong hội thảo.

Sau đó, các giáo viên chủ chốt của khoa thể hiện những kỹ năng mới của họ bằng cách tạo ra những video hấp dẫn cho việc học trực tuyến. Sau hai tháng nữa, một khóa học bồi dưỡng sẽ được tiến hành nhằm đánh giá các sản phẩm video LILAMA 2 để liên tục nâng cao chất lượng.

Cô Phạm Thị Bảy, giáo viên khoa Cơ điện tử – Công nghệ thông tin – Viễn thông chia sẻ suy nghĩ của mình về hội thảo: “Chúng tôi rất vui khi được sử dụng phòng thu để sản xuất tài liệu giảng dạy. Hội thảo giúp chúng tôi chủ động được quy trình sản xuất phim hơn là thụ động chờ hỗ trợ kỹ thuật”.

Hoạt động này được tổ chức trong khuôn khổ Hợp phần “Hỗ trợ các Trường đào tạo nghề Chất lượng cao”, thuộc Chương trình Hợp tác Việt-Đức “Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam”. Chương trình được tài trợ bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), đồng thực hiện bởi Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và Bộ lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam (MoLISA).

Share on print
Share on email
Share on facebook