TVET Vietnam

Hội nghị “Những yêu cầu mới đối với giáo dục nghề nghiệp do số hóa và Công nghiệp 4.0 đặt ra” và lễ khánh thành Phòng thực hành với các thiết bị theo chuẩn công nghiệp 4.0 tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2

Các đột phát về công nghệ trong các lĩnh vực như rô-bốt, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano hoặc Internet vạn vật làm thay đổi các quy trình tự động hóa và sản xuất trên khắp thế giới. Đây là cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam và là thách thức đối với hệ thống đào tạo nghề. Một hội nghị diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai ngày 18, 19/9/2018, với các đại diện đến từ chính phủ, doanh nghiệp, xã hội dân sự, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức quốc tế sẽ tập trung thảo luận những thách thức này đối với Việt Nam.

“Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hiện đang xây dựng chiến lược nhằm tích hợp các khía cạnh của nền công nghiệp 4.0 và số hóa vào đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Do đó, chúng tôi rất mong muốn lắng nghe kết quả và khuyến nghị từ Hội nghị này”, GS TS Lê Quân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh. Hội nghị được tổ chức trong khuôn khổ hợp tác phát triển giữa Bosch Việt Nam, Tổng cục GDNN, Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2 (LILAMA 2) và chương trình hợp tác Việt-Đức “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam”, do chương trình develoPPP, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) hỗ trợ.

Tại hội nghị, nhiều kinh nghiệm quốc tế đã được đưa ra thảo luận, trong đó, GS TS  Georg Spöttl, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Steinbeis InnoVET, Đại học Bremen trình bày về sự thay đổi của các năng lực nghề trong ngành kim loại và điện ở Đức; ông Peter Gorzyza, Giám đốc Học viện Truyền động & Điều khiển, Bosch Rexroth AG, trình bày về các nhu cầu của khối doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về các yêu cầu kỹ năng và giải pháp dự kiến. Tiến sĩ Wendy Cunningham, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, trình bày kết quả của một nghiên cứu gần đây về thị trường lao động ở Việt Nam. Theo nghiên cứu này, quyền tự chủ của các cơ sở GDNN sẽ mang lại sự linh hoạt cần thiết, giúp các cơ sở này đáp ứng nhu cầu khối doanh nghiệp. Tiến sĩ Harry Stolte, Viện trưởng Viện Hợp tác Quốc tế GIZ / Trung tâm UNEVOC Magdeburg, cũng giới thiệu nhiều thông tin về hệ thống đào tạo kép của Đức và những thay đổi mà nền Công nghiệp 4.0. mang lại cho hệ thống này. Tiến sỹ nhấn mạnh rằng việc đầu tư và xây dựng năng lực cho các giáo viên và giảng viên là một bước chuẩn bị quan trọng cho những thay đổi về công nghệ trong thời gian tới.

Cũng trong ngày này, các đại biểu được chia thành ba nhóm để cùng nhau xây dựng các khuyến nghị cụ thể cho cấp hệ thống, khối doanh nghiệp cũng như các cơ sở GDNN. Tiến sĩ Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo Chính quy, Tổng cục GDNN, ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Vingroup, và ông Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng trường LILAMA 2 đã đưa ra nhiều ý kiến và gợi ý cho phần thảo luận của ba nhóm. Những khuyến nghị này sau đó đã được trình bày và thảo luận với các đại biểu của hội nghị.

Ngày 19/09, các đại biểu đã có dịp tới thăm Phòng thực hành với các thiết bị theo chuẩn công nghiệp 4.0 của Bosch Rexroth tại trường LILAMA 2. Phòng thực hành sẽ được sử dụng trong các hoạt động đào tạo cho giáo viên và cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp, và để triển khai những chương trình đào tạo mới được xây dựng, với nhiều thiết bị mô phạm về công nghệ truyền động và điều khiển và các tài liệu đào tạo bao gồm sách tài liệu kỹ thuật, sổ tay hướng dẫn, phần mềm đào tạo, học trực tuyến, video và hình ảnh động.

“Lực lượng lao động có tay nghề cao là yếu tố then chốt trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Các chương trình đào tạo sẽ phải theo kịp các xu hướng và phát triển công nghệ để giữ vững khả năng cạnh tranh trong tương lai. Là một trong các chuyên gia toàn cầu về công nghệ truyền động và điều khiển với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, Bosch Rexroth muốn truyền đạt những kiến thức này cho các học viên nghề một cách toàn diện và thiết thực nhất”, ông Nikolay Kurnosov, Giám đốc Bosch  Rexroth Việt Nam và Campuchia cho biết.

Các kết quả của quan hệ hợp tác phát triển này có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam. Nhiều bài học kinh nghiệm và kiến nghị về nền công nghiệp 4.0 có thể được tích hợp trong cách quy định về giáo dục nghề nghiệp. Hội nghị kết thúc với lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa trường LILAMA 2 và 9 cơ sở GDNN khác, trong đó nêu rõ các kết quả của mối quan hệ hợp tác, như mô đun đào tạo theo định hướng nền công nghiệp 4.0, sẽ được nhân rộng cho các cơ sở GDNN trên cả nước.

Hình ảnh tại Hội nghị: https://goo.gl/nJi91R

Một số phóng sự và bài viết đưa tin về Hội nghị:

Truyền hình Đồng Nai: http://dnrtv.org.vn/tin-tuc-n26294/thoi-su-toi-19092018.html

VITV: http://vitv.vn/tin-video/18-09-2018/ban-tin-hop-tin-viet-nam-18h-phat-song-1800-18-09-2018/209623

VietnamNews: https://vietnamnews.vn/economy/466054/vn-needs-to-adapt-to-digitisation.html#zhALiQQofglFqsvz.97

Vietnamnet: https://english.vietnamnet.vn/fms/business/208719/vn-needs-to-adapt-to-digitisation.html

VOV: http://vovworld.vn/vi-VN/xa-hoi-doi-song/doi-moi-giao-duc-nghe-nghiep-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghe-40-681156.vov

Lao động Xã hội: http://laodongxahoi.net/nhung-yeu-cau-moi-doi-voi-giao-duc-nghe-nghiep-do-so-hoa-va-cong-nghiep-40-dat-ra-1310669.html

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook