TVET Vietnam

Giảng viên Cơ điện tử của các cơ sở TVET được cải thiện kỹ năng trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí

Khóa đào tạo về “Lắp ráp các bộ phận cơ học và máy móc, giới thiệu các công cụ chẩn đoán cơ học” dành cho giảng viên cơ điện tử của trường LILAMA 2, Long An và An Giang đã được thực hiện từ ngày 12/04 đến 21/04/2019 tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2.

Các trường LILAMA 2, Long An và An Giang đã được trang bị máy móc thiết bị đào tạo tối tân. Để cải thiện hoạt động giảng dạy tại trường mình trong việc sử dụng những thiết bị đào tạo mới, các giảng viên cũng muốn được được nâng cao kiến thức và kỹ năng về tháo lắp cơ học, đặc biệt là về các phụ kiện và máy móc kỹ thuật điển hình như hộp số, máy nén, máy bơm. Dựa trên nhu cầu này, khóa học được Thầy Lê Quang Huy – Giảng viên quốc gia đến từ Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên – thiết kế và thực hiện theo ba mục tiêu chính:

  • Nắm bắt các kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn về xử lý và lắp ráp các bộ phận máy móc như vòng bi, trục và khớp nối.
  • Lập kế hoạch và tiến hành lắp ráp và tháo gỡ các phụ tùng cơ học
  • Học hỏi được các phương pháp cụ thể trong việc theo dõi tình trạng của nhà máy/ máy móc, chẳng hạn như sớm phát hiện hư hỏng tại ổ bị hoặc hộp số

Khóa học cũng nhằm đến việc cung cấp các kiến thức và kỹ năng cho các học viên  về một số chủ đề đặc biệt:

  • Rung động cơ học, đưa ra tổng quan về nguyên nhân, cơ chế hoạt động, mất cân bằng, động cơ quay Laval, cộng hưởng, sự giảm xóc, chống rung
  • Phương pháp đo rung động, nhấn mạnh về cảm biến đo, bộ khuếch đại đo, biểu diễn, dao động, đo tốc độ
  • Phân tích rung động, giúp xác định gia tốc, tốc độ rung, đường rung, đặc điểm, biểu diễn theo miền thời gian và tần số, quang phổ, FFT (Phép biến đổi Fourier), lệnh, phân tích theo dõi, phân tích đường bao, quỹ đạo
  • Chẩn đoán cơ học, tham khảo về độ rung của trục và bánh răng, mức độ rung cho phép, hư hỏng ổ bi lăn, rung điện từ, rung mất cân bằng, v.v.

“Tôi rất hào hứng khi được hỗ trợ các giảng viên trong việc học cách sử dụng các thiết bị chẩn đoán và thiết bị kỹ thuật hiện đại tại các phòng thí nghiệm và xưởng. Các trang thiết bị này là hoàn toàn phù hợp cho các sinh viên học tập, cũng như là cho các nhân viên kỹ thuật từ các công ty”, thầy Huy cho biết. Thầy cũng lưu ý rằng từ khi bắt đầu, tất cả các thành viên đã học tập rất chăm chỉ để nắm bắt tất cả các chủ đề; trong tương lai, họ có thể sử dụng các thiết bị đào tạo được cung cấp tại trường của mình một cách chuẩn xác.

Khóa học đã kết thúc bằng hoạt động đánh giá. Thầy Kiều Tấn Thới, cán bộ trợ giảng của khóa học nhận xét: “Áp dụng kiến thức và kỹ năng mới vào việc đào tạo giảng dạy cho sinh viên càng sớm càng tốt là điều rất quan trọng, để chúng ta không quên được những kiến thức đã học được từ khóa đào tạo này”. Thầy Phan Tấn Phước, giảng viên từ trường An Giang bổ sung: “Sau khóa đào tạo này, chúng tôi đã biết cách sử dụng các thiết bị được cung cấp hiệu quả hơn và chúng tôi đã sẵn sàng giảng dạy lại cho các sinh viên trường mình”.

Hoạt động nằm trong khuôn khổ lĩnh vực hoạt động “Hỗ trợ Trung tâm Xuất sắc về Đào tạo nghề”, là một hợp phần của Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam”. Chương trình được tài trợ bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), được thực hiện bởi Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam (MoLISA).

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook