TVET Vietnam

Dự án Tư vấn Hệ thống Đào tạo nghề – Chương trình Hợp tác Việt-Đức đang tiến tới đạt mục tiêu của mình

Dự án Tư vấn Hệ thống thuộc Chương trình Hợp tác Việt – Đức trong Đào tạo nghề do Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ – Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit) thực hiện, đang tiến tới đạt được mục tiêu lớn của mình: cải thiện bền vững năng lực và tính hướng cầu của Đào tạo nghề Việt Nam. Dự án đã mang lại những kết quả quan trọng trong các nỗ lực của Việt Nam về tiếp tục phát triển Hệ thống Dạy nghề. Với nhu cầu tư vấn Hệ thống Dạy nghề lớn, các hoạt động tư vấn và nâng cao năng lực sẽ tiếp tục được thực hiện, tăng cường và mở rộng trong giai đoạn 2 của Dự án.

Đó là những kết quả tìm thấy trong đợt đánh giá tiến độ đã trình bày tại hội thảo ngày 12.8.2010 tại Hà Nội với các cơ quan chức năng (TCDN, Hội DNVN, Phòng TM&CN Việt Nam), với các nhà tài trợ như EC/ILO và đại diện các cơ quan thực hiện hợp tác phát triển Đức (như InWEnt và CIM). Các kết quả trên được tổng hợp trong thời gian từ 02.08.2010 đến 13.08.2010, do TS. Klaus Meininger, Chuyên gia kế hoạch cấp cao văn phòng GTZ Trung ương, và một chuyên gia độc lập, sau các buổi làm việc, thảo luận với các cơ quan chức năng Dạy nghề của Việt Nam. Tại hội thảo tiếp sau đó, do cố vấn kỹ thuật Beate Dippmar của GTZ điều hành và dưới sự chủ trì của Cố vấn trưởng (CTA) dự án Tư vấn Hệ thống Việt Nam-CHLB Đức, TS. Horst Sommer, các kết quả tổng hợp đã được chia sẻ và các hoạt động chính của Dự án trong tương lai đã được thảo luận. Mục tiêu của đánh giá tiến độ là phân tích những kết quả chính của giai đoạn 1 và thống nhất các lĩnh vực can thiệp trong giai đoạn tiếp theo của Dự án Tư vấn này.

Khi khai mạc hội thảo,TS. Nguyễn Tiến Dũng, Tổng cục trưởng TCDN và là Giám đốc quốc gia của dự án Tư vấn Hệ thống, đã biểu dương những hoạt động nâng cao năng lực đã vừa giúp tăng cường tính định hướng thị trường lao động của hệ thống, vừa giúp tăng khả năng có việc làm của người lao động. Với tinh thần bước vào giai đoạn đột phá 2011-2015 của Dạy nghề Việt Nam, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục và tăng cường các hoạt động Tư vấn Hệ thống của Chương trình Hợp tác Phát triển Việt Nam – CHLB Đức trong Dạy nghề.

Tiếp theo, các chuyên gia tư vấn đánh giá các hoạt động chính của dự án. Một mảng hoạt động quan trọng là cung cấp dịch vụ tư vấn chính sách cho TCDN, ví dụ qua việc hỗ trợ xây dựng Chiến lược Dạy nghề 2010-2020. Một hoạt động đáng ghi nhận nữa là tiếp tục nâng cao năng lực cán bộ TCDN. Qua đây, cán bộ của TCDN đã tham gia vào khóa học bồi dưỡng nâng cao 1 năm tại Đức, thông qua sự triển khai của tổ chức InWEnt. Đồng thời, các nội dung như xây dựng đề án hợp tác giữa nhà nước và khối doanh nghiệp, và cơ chế cấp tài chính cho Dạy nghề cũng là những mảng quan trọng của các hoạt động Tư vấn Hệ thống. Cuối cùng, là sự hợp tác giữa Hội Dạy nghề Việt Nam (VVTA) đã được xác định, ví dụ, các hoạt động hợp tác cùng tổ chức triển khai nâng cao nhận thức về Dạy nghề. Về tổng thể, các dịch vụ tư vấn thường xuyên và theo yêu cầu cho lãnh đạo TCDN trong các vấn đề điều phối hoạt động các nhà tài trợ và truyền tải các chính sách lĩnh vực Dạy nghề đến các cơ sở đào tạo, rồi phản hồi bài học kinh nghiệm trở lại cấp hệ thống đã đảm bảo tính bền vững của các hoạt động can thiệp của dự án.

Nói chung, như các chuyên gia tư vấn khẳng định, dự án Tư vấn Hệ thống đã mang lại những đóng góp đáng kể cho công cuộc đổi mới Dạy nghề ở Việt Nam. Do đó, với giai đoạn 2, chuyên gia khuyến nghị tiếp tục những cách làm hiện tại, đồng thời mở rộng và khắc sâu các nỗ lực này. Ví dụ, tiếp tục dịch vụ tư vấn cho TCDN về việc gắn kết, huy động sự tham gia của các ban ngành chức năng vào quá trình trao đổi, đối thoại về đổi mới Dạy nghề, xây dựng các chương trình đào tạo giáo viên, và đẩy mạnh hỗ trợ TCDN điều phối các hoạt động tài trợ.

Những khuyến nghị trên đã được các đại biểu hội thảo trao đổi trong bối cảnh những thành tựu và thách thức hiện tại của Dạy nghề Việt Nam. Ví dụ, bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hội Dạy nghề Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm của họ với Dạy nghề. Hơn thế, bà cũng kêu gọi nỗ lực hơn nữa của các cơ quan như Phòng TM và CN Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức khác cũng như các chuyên gia độc lập trong nước trong các đối thoại về đổi mới Dạy nghề. Nói chung, cuộc thảo luận đã nhấn mạnh rằng tất cả các cơ quan, ban, ngành chức năng đã thống nhất công nhận các hoạt động của dự án Tư vấn Hệ thống trong quá khứ và các lĩnh vực can thiệp, đã ủng hỗ mạnh mẽ sự tiếp tục của họ, và yêu cầu được tham gia rộng hơn, và cùng thống nhất về định hướng chiến lược tương lai của dự án.

Các khuyến nghị và kết quả thảo luận sẽ được xem xét trong quá trình lập kế hoạch các hoạt động can thiệp trong tương lai của dự án Tư vấn Hệ thống giai đoạn tiếp theo, và đã được đặt trong văn bản kết quả đánh giá chung giữa GTZ và TCDN./.

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook