TVET Vietnam

Đào tạo định hướng thực hành trên nguyên mẫu Nhà thân thiện Môi trường tại Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị (CUWC)

Đà phát triển kinh tế tích cực của Việt Nam và mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 đã đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu tiêu thụ năng lượng nói chung và đặc biệt điện nói riêng, trên diện rộng. Cùng lúc này, Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức toàn cầu, đó là việc tiêu thụ khối lượng lớn các loại nhiên liệu hóa thạch, phát thải CO2 trên toàn thế giới và sự tăng trưởng của dân số làm nảy sinh nhu cầu cần thiết về giải pháp thay thế bền vững cho những vấn đề này.

Nhận thức được vấn đề, Chính phủ Việt Nam trong năm 2011 đã thông qua luật về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong tương lai. Chiến lược tăng trưởng xanh, được thông qua vào năm 2012, nhấn mạnh thêm những cam kết của Việt Nam trong phát triển bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam không có nhiều nguồn lực có tay nghề và chuyên môn trong việc sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường và phương pháp xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại về mặt thực tiễn xây dựng. Bên cạnh đó, kỹ thuật quản lý cũng thật cần thiết để khởi động việc thực hiện các kế hoạch này. Việc nâng cao hiệu quả năng lượng của các tòa nhà là rất tiềm năng, mang lại hiệu quả rất lớn của việc sử dụng năng lượng và thân thiện môi trường.

Hướng tới những nỗ lực chung, một quan hệ đối tác phát triển (develoPPP) đã được thiết lập giữa các tập đoàn Đức BFW Bau Sachsen eV, Công ty Vật liệu xây dựng XELLA và Công ty và trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị (CUWC, thuộc bộ Xây dựng) tại Hà Nội. Hợp tác công tư này (PPP) được Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) hỗ trợ và ủy quyền cho Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) thay mặt thực hiện, cụ thể ở đây là thông qua Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam (GIZ).


Mục tiêu của chương trình hợp tác này là để thúc đẩy đào tạo và chuyển giao công nghệ cho các ngành xây dựng Việt Nam, và nâng cao kiến thức về vật liệu xây dựng thân thiện môi trường cũng như chuyển giao cho họ các kỹ năng và năng lực cần thiết. Trong chương trình hợp tác này, tất cả các đối tác đang làm việc chặt chẽ với nhau để phát triển và triển khai thí điểm chương trình đào tạo nghề phù hợp theo một mô hình dựa trên tiêu chuẩn của Đức cho các công trình xây dựng tiết kiệm năng lượng thân thiện với môi trường. Việc đào tạo định hướng thực hành được thực hiện trên nguyên mẫu Nhà thân thiện Môi trường đã được xây dựng tại Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị (CUWC).

Như kết quả của hợp tác công tư PPP giữa các đối tác tư nhân của Đức, trường cao đẳng Xây dựng công trình đô thị, GIZ và các giảng viên, hướng dẫn viên được đào tạo thành thục sau đó sẽ đào tạo sinh viên không chỉ trong việc sử dụng công nghệ thân thiên môi trường mà còn trong việc lắp đặt hệ thống cửa đi và cửa sổ tiết kiệm năng lượng, bảo trì thiết bị đun nước nóng mặt trời, thiết bị quang điện… hình thức đào tạo mới đáp ứng tiêu chuẩn đào tạo của Đức.


Công tác xây dựng nhà mẫu thân thiện môi trường bắt đầu vào cuối năm 2014 tại Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị tại Hà Nội. Đây là công trình được áp dụng các ứng dụng của vật liệu xây dựng với một cấu trúc tự chịu tải và là công trình đầu tiên tại Việt Nam, sẽ được giới thiệu tới phạm vi rộng như một giải pháp rất hiệu quả về tiết kiệm năng lượng.

Với sự hỗ trợ dưới hình thức hướng dẫn thực hành và giám sát của các chuyên gia Đức, giáo viên, giảng viên và sinh viên của trường đối tác (CUWC) đã có được khả năng làm việc độc lập. Việc xử lý vật liệu xây dựng mới và các tính năng đặc biệt của nó có thể được chuyển tải đến giáo viên và sinh viên rất nhanh chóng. Những thay đổi trong thói quen làm việc của họ có thể nhìn thấy chỉ sau một vài ngày; điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của đào tạo định hướng thực hành cho giáo viên và học sinh ở Việt Nam.

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook