TVET Vietnam

Chuyến thăm tuần trước của ngài Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, TP Hồ Chí Minh đã cho thấy cơ chế tự chủ trở nên ngày một quan trọng hơn

Trong lễ khai giảng năm học mới tại trường Cao đẳng Kỹ nghệ II, ngài Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định “việc thực hiện cơ chế tự chủ là xu thế phát triển không thể tránh né của các cơ sở đào tạo tại Việt Nam, đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghề nghề”.

Sự thịnh vượng của nền kinh tế Việt Nam là yếu tố quyết định cho việc phát triển đất nước trước xu thế toàn cầu hóa và cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vì vậy, lực lượng lao động chất lượng cao, đặc biệt là công nhân lành nghề và kỹ thuật viên các nghề nằm trong nhu cầu của khối doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm. Trong bối cảnh này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Tổng cục Dạy nghề tăng cường trao đổi sâu sát với doanh nghiệp nhằm xác định nhu cầu thực tế của doanh nghiệp về những nghề cần đào tạo, về lực lượng lao động cũng như kỹ năng và năng lực cần có. Đối với các cơ sở đào tạo nghề, kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu doanh nghiệp là tiền đề cơ bản cho việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo theo đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Theo ngài Phó Thủ tướng, đây chính là thước đo cho mức độ cần thiết cũng như tầm quan trọng của các cơ sở đào tạo nghề, các ngành nghề, công nhân lành nghề và các kỹ thuật viên trong xã hội.

Hơn nữa, sự liên kết chặt chẽ của thị trường lao động, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề là yếu tố then chốt để đạt được sự đột phá chất lượng trong đào tạo nghề. Chỉ bằng cách này, các học viên tốt nghiệp lành nghề mới có thể nhận được công việc ổn định và thu nhập thỏa đáng. Ngài Phó Thủ tướng nhấn mạnh rằng, để theo được con đường mới đầy khó khăn và thách thức này, các cơ sở đào tạo nghề phải được trao quyền và sự tự do nhiều hơn. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi tăng cường tính độc lập (tự chủ) của các cơ sở.  Sự can thiệp hành chính sâu rộng từ trước đến nay của cơ quan quản lý cấp cao  như Tổng cục Dạy nghề/ Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội nên được giảm thiểu, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo nghề có thêm phạm vi phát triển. Trong quá trình này, cơ sở quyết định sự tồn tại và tập trung các cơ sở đào tạo nghề nên dựa trên hiệu quả hoạt động của họ: Các đơn vị chứng minh được chất lượng đào tạo của mình sẽ tiếp tục được phát triển và những đơn vị yếu không theo kịp với đòi hỏi của nền kinh tế nên được đóng cửa.

TIN TỨC KHÁC