TVET Vietnam

2:0 cho Đào tạo nghề phối hợp – hai Tiêu chuẩn nghề đã được hoàn thiện!

Đồng Nai, 26/06/2016

Tiêu chuẩn nghề được phát triển với sự tham gia của khối doanh nghiệp là nền tảng của hoạt động đào tạo nghề phối hợp định hướng nhu cầu! Trong khuôn khổ Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Tại Việt Nam, được thực hiện bởi GIZ, các đối tác Việt Nam đang được hỗ trợ để nâng cao chất lượng và định hướng thực hành các chương trình đào tạo cho bốn nghề trọng điểm thuộc các lĩnh vực phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong bước triển khai đầu tiên, các Tiêu chuẩn nghề được phát triển trên cơ sở Tiêu chuẩn Đức và được hiệu chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam

Tiêu chuẩn nghề mới được phát triển đối với “Kỹ thuật viên Cơ khí Xây dựng” và “Kỹ thuật viên Điện tử Công nghiệp” đã được hoàn thiện trong các hội thảo tư vấn vào Thứ 5 ngày 23 tháng 6 và Thứ 6 ngày 24 tháng 6 năm 2016 tại Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 (LILAMA 2).

Theo nguyên tắc đào tạo phối hợp, các đơn vị thụ hưởng liên quan đã tham dự tích cực bao gồm: đại diện lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề (TCDN), Bộ Xây dựng (MoC), Bộ Công thương (MoIT), Hiệp hội các Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), Hiệp hội Tự động hóa Việt Nam (VAA) cũng như đại diện các công ty và khu công nghiệp tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.

Các bộ tiêu chuẩn nghề nêu trên đã được phát triển trên cơ sở tiêu chuẩn Đức, được chỉnh sửa theo nhu cầu thực tế của nền công nghiệp Việt Nam và được lấy ý kiến một số lần từ các chuyên gia của hơn 25 công ty và hiệp hội chuyên môn. Sau đó, các bộ tiêu chuẩn này được chỉnh sửa để đạt tiêu chuẩn Đức bởi các chuyên gia Phòng Thương mại (HwK) Potsdam, cơ quan có thẩm quyền Đức về đào tạo nghề phối hợp. Các nhiệm vụ và công việc được miêu tả trong tiêu chuẩn nghề là cơ sở để phát triển chương trình đào tạo nghề phối hợp, nhằm triển khai đào tạo thí điểm trong mối hợp tác chặt chẽ tại các công ty tham gia và trường LILAMA 2.

Một điều rõ ràng dễ nhận ra đối với tất cả những người tham dự, đó là sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật đến từ các công ty trong quá trình phát triển càng nhiều, thì càng chứng tỏ sự cần thiết đạt được nhu cầu chính xác thị trường lao động Việt Nam đối với lực lượng lao động chất lượng cao. Điều quan trọng nhất, các nhà quản lý và chuyên gia kỹ thuật của tất cả công ty đã nhận thấy rằng việc tăng năng suất sản xuất của họ chỉ có thể đạt được bằng cách tham gia với vai trò tích cực hơn trong việc phát triển và triển khai chương trình đào tạo nghề. Chỉ với lực lượng lao động có chất lượng cao và ổn định, họ mới có thể trở nên bền vững hoặc thậm chí có thể nâng cao tính cạnh tranh của họ trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tại hội thảo, dự thảo lần 1, chương trình đào tạo phối hợp cho hai nghề cũng đã được trình bày bởi các chuyên gia Phòng Thương mại Potsdam. Dự thảo chương trình đào tạo thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của các công ty và cơ sở đào tạo nghề.  Những phần đào tạo thực hành chuyên môn nghề chủ yếu được triển khai tại các xưởng của các công ty theo hình thức đào tạo tại nơi làm việc.  LILAMA 2 sẽ đảm nhận 2 chức năng: một mặt nội dung lý thuyết cần thiết sẽ được giảng dạy cho người học, mặt khác những kỹ năng thực hành chuyên môn nghề sẽ được đào tạo tại các xưởng được trang bị mới của LILAMA 2

Việc tiếp tục phát triển và hiệu chỉnh dự thảo chương trình đào tạo phối hợp thể hiện bước quan trọng tiếp theo, hướng tới thành lập và thực hiện thành công chương trình đào tạo phối hợp cùng với các công ty đã cam kết và trường LILAMA 2 như là cơ sở triển khai thí điểm.

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook