Với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Kỹ thuật Việt Nam- CHLB Đức trong Lĩnh vực Đào tạo Nghề của GTZ, mô hình hợp tác thành công giữa một doanh nghiệp tư nhân Đức với một cơ sở đào tạo nghề địa phương nhằm tăng cường đào tạo theo định hướng thực hành sẽ được nhân rộng tại các trường nghề. |
Hội thảo Bàn tròn về mô hình thực tập tại nhà máy được tổ chức ngày 23 tháng 11 năm 2009 tại Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu mô hình thực tập tại doanh nghiệp thực hiện thí điểm tại công ty WIHA (Sông Công –Thái Nguyên) và thảo luận các vấn đề và giải pháp giúp thực hiện thành công mô hình này tại các doanh nghiệp khác.
Tham gia hội thảo có đại diện Tổng cục Dạy nghề, Hội Dạy nghề, EuroCharm, Cơ quan Đào tạo Nghề và Xã hội Châu Âu (EBG), Hội Doanh nghiệp Đức (GBA) và 9 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Công ty WIHA-chuyên sản xuất các dụng cụ cầm tay, với sự hỗ trợ của GTZ, đã hợp tác với trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Việt-Đức triển khai thành công mô hình thực tập tại nhà máy ở Sông Công, Thái Nguyên. Công tác đánh giá chương trình được tiến hành thông qua việc phỏng vấn các cán bộ hướng dẫn thực hành của WIHA, giáo viên và học sinh thực tập từ trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Việt-Đức cho thấy:
Những kết quả tích cực từ mô hình trên, cũng như những kết quả khả quan của những mô hình tương tự từ các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề đã thúc đẩy Dự án Hỗ trợ Kỹ Thuật Dạy Nghề Việt Nam (GTZ) tiếp tục hỗ trợ triển khai chương trình thực tập tại các công ty, nhà máy khác.
Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ những kinh nghiệm mà họ đã có trong quá trình hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề, sự cam kết tham gia vào nỗ lực nhằm thúc đẩy các chương trình thực tập tại doanh nghiệp, cũng như đóng góp nhiều ý kiến quý báu về cách thức tổ chức và nội dung cần có trong các chương trình này.
Tiếp theo hội thảo, Hội Doanh nghiệp Đức (GBA) sẽ phối hợp với Dự án Hỗ trợ Kỹ Thuật Dạy Nghề Việt Nam (GTZ) khảo sát các yêu cầu của doanh nghiệp về kỹ năng, kiến thức và năng lực mà họ mong muốn người lao động cần có. Thông tin thu được sẽ được sử dụng để thiết kế lại các chương trình thực tập. Các đại biểu cũng có sáng kiến lập mạng lưới các doanh nghiệp châu Âu tham gia đào tạo kỹ năng thực hành tại doanh nghiệp cho học sinh các trường nghề, thông qua kênh của các hiệp hội doanh nghiệp như EuroCharm, GBA và VICC. Tương tự, Dự án Hỗ trợ Kỹ Thuật Dạy Nghề Việt Nam (GTZ) sẽ lập danh sách các cơ sở đào tạo nghề đối tác tại các địa phương và cung cấp các thông tin cần thiết về các cơ sở này cho doanh nghiệp nhằm kết nối hai bên thực hiện các chương trình thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp.
Kết quả của cuộc hội thảo sẽ được sử dụng để xây dựng cuốn sổ tay hướng dẫn phương pháp và nội dung thực hiện các chương trình thực hành và thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp chung cho các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp tại Việt