TVET Vietnam

Phát triển kỹ năng xanh – điều cơ bản cho việc chuyển đổi sang tăng trưởng xanh

Việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và nền công nghiệp được tái cấu trúc thân thiện sinh học áp dụng các chu trình sản xuất sạch, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như công nghệ mới không chỉ đòi hỏi các quy định về môi trường, điều đặc biệt là có một lực lượng lao động có năng lực với đủ kĩ năng cần thiết, trong đó gồm cả “kỹ năng xanh”.

Với việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thuật ngữ “nghề xanh” cũng thường xuyên được đề cập đến trong các trao đổi quốc tế. Nhưng “nghề xanh” là gì? Ở nghĩa đầu tiên, nó có thể liên quan đến những nơi làm việc trong các lĩnh vực xanh hoặc nâu, như chế biến gỗ, người làm vườn, người đánh cá hoặc những thợ kĩ thuật xử lý nước thải. Ở khía cạnh thứ hai, người ta có thể nghĩ đến những nghề trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Nhưng để định nghĩa, nó cần được xem rằng bất kể nghề nào cũng có tác động đến môi trường dù gián tiếp nhất. Ở tất cả các nơi làm việc – trong nông nghiệp, công nghiệp, hay khối tư nhân – năng lượng, nguyên liệu và các nguồn tài nguyên khác đều được sử dụng. Ở bất kể nghề nào, người công nhân là người tiếp cận với năng lượng và các nguồn lực tại nơi làm việc của mình, một cách hiệu quả – hoặc là không. Việc sử dụng hiệu quả năng lượng và các nguồn tài nguyên trong công việc là công việc của mỗi người làm. Những nỗ lực đối với nền kinh tế xanh sẽ mất hiệu quả hoặc thất bại khi nhân lực không có những năng lực cần thiết để hoàn thành các công việc và trách nhiệm trong các chu trình sản xuất được điều chỉnh cho hiệu quả hơn và trong các việc lắp đặt, vận hành và bảo trì các công nghệ (mới). Theo tinh thần này, Đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng đối với việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

Đức: các công nhân được đào tạo tốt – là cơ sở của thành công

Những thay đổi chính trong kinh tế và chính trị ở Đức đối với phát triển bền vững trước hết dựa trên sự ủng hộ tạo điều kiện về mặt chính trị và những đổi mới trong kinh tế để có được những chu trình sản xuất và công nghệ thân thiện môi trường. Nhận thức về môi trường của dân số Đức cũng khá cao. Nhưng đó không phải là tất cả. Khi được hỏi, tại sao các công ty Đức thật thành công trong giai đoạn này, chủ tịch Hiệp hội các Phòng thương mại Đức về Công nghiệp và Thương mại (DIHK), GS.Hans Heinrich Driftmann đã trả lời: “Lý do chính là những người công nhân được đào tạo tốt và có kỹ năng”. Vì chính những người công nhân có kỹ năng là người lắp đặt, vận hành và bảo trì các công nghệ và chu trình mới.


Lồng ghép “kỹ năng xanh” trong các nghề hiện tại

Để đào tạo và đào tạo lại công nhân áp dụng nguồn tài nguyên hiệu quả và các phương pháp phát thải thấp ở những nơi làm việc hiện tại (vd. các việc của một thợ điện, thợ cơ khí, công nhân cắt gọt kim loại, công nhân xây dựng), các năng lực nghề có nhu cầu cần được thể hiện trong các chương trình đào tạo. Nhiều kĩ năng cần thiết cho nơi làm việc ít carbon có thể tìm thấy trong các nghề hiện hành. Theo kinh nghiệm quốc tế, điều quan trọng là sự cân bằng giữa các kỹ năng tổng hợp, các kỹ năng xanh và các kỹ năng đặc biệt chuyên về nghề. Theo đó, các mô hình và cách làm để vận hành trong các ngành công nghiệp ít carbon cần được lồng ghép trong những modul đào tạo tương ứng, nghĩa là những nghề hiện hành cần được “làm xanh” bằng cách lồng ghép các kỹ năng xanh.

Nâng cấp các nghề hiện hành phù hợp các công nghệ mới

Nếu liên quan đến các công nghệ mới như các nhà máy năng lượng gió, hoặc các trạm năng lượng mặt trời, thì những nghề hiện hành cũng cần (cũng phù hợp). Những người công nhân cơ điện tử, điện và cơ khí là những nội dung nghề chính cần thiết để vận hành một nhà máy năng lượng gió.

Công nhân cần được nâng cấp tay nghề dựa trên các “nghề truyền thống” để áp dụng công nghệ mới. Trong những ngành gần môi trường (như năng lượng tái tạo, nước thải), không cần thiết phải có một bộ các kỹ năng mới (xem trong CEDEFOP „Kỹ năng cho Nghề xanh“, năm 2010). Việc ứng dụng các công nghệ “xanh” mới đang nổi lên là ở chỗ các kĩ năng bổ sung lên trên đối với các nghề hiện hành. Việc bổ sung thêm lên trên có thể có được thông qua các đào tạo bổ sung, nâng cao để giúp công nhân làm quen với các công nghệ mới.

Đẩy mạnh Nhận thức về Môi trường nói chung

Các vấn đề về môi trường cần được lồng ghép trong đào tạo nghề và trong bất kể chương trình đào tạo nào như là các kỹ năng chung / kỹ năng tổng hợp (ví dụ như giảm lãng phí và nâng cao hiệu suất tài nguyên và năng lượng). Nhận thức về môi trường của hàng ngàn thanh niên cần được củng cố và từ đó, tác động ảnh hưởng đến hành vi trong toàn xã hội. Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững thông qua đào tạo và giáo dục đã được nêu bật tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững tại Johannesburg năm 2002. Ngành giáo dục, gồm cả đào tạo nghề, được đánh giá là đóng vai trò then chốt trong việc giúp mọi người nhận thức được các kết nối sinh thái học. Việc hiểu biết tốt hơn về các kết nối sinh thái học được cho là cơ sở của việc quản lý các tài nguyên thiên nhiên một cách có trách nhiệm và phát triển bền vững.

Trong Hợp tác Việt – Đức về Đào tạo nghề, các nghề như cắt gọt kim loại, điện-điện tử công nghiệp và cơ điện tử được hỗ trợ, tạo nền tảng cho, ví dụ như, việc xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo trì các máy móc và nhà máy trong ngành năng lượng tái tạo. Trong các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên/hướng dẫn viên, bên cạnh vấn đề an toàn lao động, vấn đề bảo vệ môi trường cũng được đề cập đến trong phần đầu của các khóa đào tạo này, để đảm bảo mỗi giáo viên/hướng dẫn viên và cả người học quan tâm đến những khía cạnh quan trọng này.

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook