TVET Vietnam

Các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp ở tỉnh Đồng Nai học hỏi kinh nghiệm từ chương trình thí điểm của LILAMA2 trong đào tạo phối hợp

“Chương trình đào tạo phối hợp được thực hiện cùng trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2 thành công vì các giai đoạn đào tạo tại doanh nghiệp được triển khai một cách có thể thống, với sự chuẩn bị kỹ càng của cả hai đối tác”, ông Vũ Văn Sáng, Phó Tổng Giám đốc Ishisei Việt Nam, công ty đối tác ngành Cắt gọt kim loại-CNC cho biết. “Việc nhà trường và doanh nghiệp cùng lựa chọn các mô-đu đào tạo tại doanh nghiệp, tham gia đào tạo cán bộ tập huấn doanh nghiệp và chuẩn bị môi trường thực hành cho học viên đảm bảo các giai đoạn đào tạo tại doanh nghiệp được thực hiện suôn sẻ. Chúng tôi rất hài lòng về kỹ năng của các học viên: Sau hai tuần được đào tạo tại Ishisei Việt Nam, họ đã có thể tự vận hành các máy móc tại công ty”.

Các hình thức đào tạo khác nhau với sự tham gia của khối doanh nghiệp cũng được thảo luận tại hội thảo “Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở GDNN và doanh nghiệp để cải thiện chất lượng đào tạo nghề”, do Sở Lao động-Thương binh&Xã hội Đồng Nai tổ chức. Các đại diện đến từ Cục Thuế Đồng Nai, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp và cơ sở GDNN ở Đồng Nai đã có những phần thảo luận sôi nổi tại hội thảo. Ông Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng LILAMA 2 đã trình bày những kinh nghiệm của trường, với sự hỗ trợ của Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam, đã thực hiện nhằm thúc đẩy sự tham gia của khối doanh nghiệp và phát triển các bộ tiêu chuẩn nghề và chương trình đào tạo cho bốn ngành nghề. Hiện nay, trường tập trung thực hiện các giai đoạn đào tạo tại doanh nghiệp ở các công ty đối tác. Tại hội thảo, một Biên bản Ghi nhớ cũng đã được ký kết giữa hai công ty đối tác: Tập đoàn Thuận Hải và Tập đoàn Thép SeAH Việt Nam.

Ông Phạm Văn Công, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai kết luận: “LILAMA 2 là một ví dụ cho thấy sự tham gia của khối doanh nghiệp vào tất cả các bước của quá trình đào tạo, từ việc phát triển tiêu chuẩn nghề và chương trình đào tạo, phối hợp thực hiện đào tạo đến đánh giá và cấp chứng chỉ, sẽ đảm bảo tính hướng cầu của đào tạo nghề, từ đó cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề đáp ứng nhu cầu của khối doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh. Những kinh nghiệm thí điểm của LILAMA 2 và VCMI, với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Việt Đức Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam và sự phối hợp chặt chẽ với Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai, sẽ là bài học kinh nghiệm giúp các cơ sở GDNN khác trong tỉnh áp dụng những cách tiếp cận tương tự”.

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook