TVET Vietnam

Hội thảo lập kế hoạch 2012

Hợp tác Việt – Đức, Chương trình Đào tạo nghề 2008 tổ chức Hội thảo lập kế hoạch 2012

Hà Nội, 23-24/2/2012

Trong khuôn Chương trình Hợp tác Việt – Đức Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam, một hội thảo lập kế hoạch đã được tổ chức vào ngày 23-24 tháng 2 năm 2012 về kế hoạch năm 2012 thuộc hợp phần “Chương trình Đào tạo nghề 2008”. Hội thảo được tổ chức với sự hợp tác giữa TCDN, GIZ và đặc biệt các cơ sở đào tạo nghề đối tác, để trao đổi về các kế hoạch năm cũng như nguyên tắc triển khai.

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của nhiều cơ quan liên quan việc triển khai chương trình như Bộ LĐ-TBXH, Tổng cục Dạy nghề (TCDN), Ban quản lý các dự án ODA về Dạy nghề (TCDN), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), các cơ sở đào tạo nghề đối tác, và lãnh đạo các ban ngành địa phương như Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở LĐ-TBXH. Điều này làm cho hội thảo trở thành diễn đàn trao đổi sôi động, cởi mở về các vấn đề như cách tiếp cận của dự án, việc tham gia đóng góp của các đối tác, những bài học kinh nghiệm từ quá trình triển khai, các hoạt động cần thiết và khả thi cho năm 2012. Về các vấn đề này, Ts. Nguyễn Tiến Dũng, Tổng cục trưởng TCDN – Giám đốc quốc gia dự án, và Ts. Horst Sommer, Giám đốc Chương trình của GIZ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai đúng tiến độ cả hợp phần Hợp tác Kỹ thuật và Hợp tác Tài chính nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu dự án.

Và trong đó, đột phá về chất lượng Đào tạo nghề chỉ có được từ tổng hợp những nỗ lực và đóng góp của các bên. Trong đó, một việc làm đầu tiên là phải nâng cao, phát triển năng lực đội ngũ giáo viên và mô hình quản lý phải được cải thiện hơn nữa. Đồng thời, các thiết bị phải được mua sắm theo yêu cầu trong các Đề án Phát triển trường, ở đó các hoạt động đào tạo nâng cao và cơ sở vật chất cần thiết đã được phác thảo rõ.

Để góp phần thực hiện hiệu quả các vấn đề trên, 3 chủ đề đã được chọn cho thảo luận nhóm: các yếu tố pháp lý cần thiết để thực hiện hiệu quả hoạt động dự án, cơ chế hiệu quả cho việc nhân rộng, và đẩy mạnh liên kết giữa các đối tác. Ý kiến đại biểu hội thảo đã cho thấy trong việc nhân rộng năng lực mới đạt được, và kinh nghiệm về liên kết hợp tác, thì trách nhiệm và sự chủ động của các cơ sở đào tạo nghề là yếu tố quyết định đối với thành công và phát triển bền vững. Các cơ quan chính quyền trung ương và địa phương, đặc biệt ban quản lý nhà trường cần tạo điều kiện cho việc thay đổi, cải tiến và phát triển cơ sở. Có thể nói, động lực chính để các cơ sở đào tạo nghề có được các chương trình đào tạo định hướng nhu cầu phụ thuộc vào hành động của tất cả các đối tác liên quan.
{swf;images/Documents/OPWS2012.swf;}

TIN TỨC KHÁC

Share on print
Share on email
Share on facebook