TVET Vietnam

Sẵn sàng cho nước Đức: Liên văn hóa cần thiết với người di cư tiềm năng như thế nào?

Bạn không cần chờ tới khi sang Đức để hiểu về văn hóa, đời sống xã hội của đất nước này.

Từ ngày 16-17.09.2023, chương trình Cơ chế đối tác thúc đẩy giáo dục nghề và Di cư lao động định hướng phát triển (PAM) tổ chức khóa tập huấn liên văn hóa chuyên sâu dành cho 15 học viên PAM nhóm di cư. Chương trình hỗ trợ thúc đẩy nhóm học viên này làm việc với doanh nghiệp trong lĩnh vực cắt gọt kim loại tại CHLB Đức. Đây là khóa tập huấn liên văn hóa lần 3 và là khóa cuối cùng trong chuỗi tập huấn liên văn hóa, cung cấp từ thông tin chung về nước Đức cho toàn bộ học viên PAM tới kiến thức chuyên sâu cho nhóm hỗ trợ di cư. Khóa tập huấn hướng tới trang bị tốt nhất cho học viên về văn hóa trước khi di cư sinh sống và làm việc tại Đức.

Khái quát hóa những trải nghiệm thực tế!

Sự phối hợp linh hoạt giữa trải nghiệm văn hóa thực tế và lý thuyết mang lại lợi ích cho học viên. Sốc văn hóa là điều không một người nước ngoài nào mong muốn, đặc biệt là với những học viên trẻ chưa từng sống ở nước ngoài trước đây. Bên cạnh việc đào tạo nghề và ngôn ngữ, văn hóa giúp con người dễ dàng hòa nhập với môi trường mới và thúc đẩy phát triển bản thân. Trải nghiệm thực tế trong khóa học sẽ trở nên hữu ích nếu ta xây dựng theo cách tiếp cận hướng tới người học và mô tả bức tranh rõ nét nhất về nước Đức. Trong chương trình PAM, khóa đào tạo liên văn hóa đi từ những chủ đề đơn giản tới phức tạp nhằm giúp học viên không “chìm” trong kiến thức mà vẫn tiếp thu được những trọng tâm. Với một vài tình huống giả định, học viên nhập vai và thực hành trong bối cảnh tại siêu thị, tòa thị chinh thành phố… để từ đó, tìm ra giải pháp và bài học.

Chuẩn bj cho thực tiễn và sốc văn hóa cùng “sổ tay cá nhân”

Sau 02 khóa đào tạo cung cấp cho nhóm di cư thông tin tổng quát về đời sống thường nhật tại Đức, khóa tập huấn cuối cùng mang đến thông tin chi tiết khi đặt chân tới Đức và cách để chuẩn bị với cuộc sống mới. Trong khóa học lần này, học viên tự làm cuốn “sổ tay sinh tồn” với những chủ đề “cứng” và mềm” mà họ muốn ghi nhớ khi mang theo sang Đức. Mỗi cá nhân sẽ có những trải nghiệm riêng, những bài học để đúc kết. Vì vậy, các bạn học viên có thể làm một cuốn sổ tay của riêng mình cho chuyến đi.

Với học viên Việt Nam, làm quen với những thông lệ tại Đức vô cùng cần thiết ngay từ những ngày đầu. Những chủ đề “mềm”như giải thích thông tin về hệ thống giao thông và cách sử dụng, thủ tục để thuê ngôi nhà mới hay cách xử trí trong những tình huống bạo lực giới. Thích nghi từng bước với lối sống mới có thể giảm thiểu sốc văn hóa cho người mới tới trước khi bắt đầu tìm hiểu về những chủ đề “cứng” như thủ tục hành chinh mở tài khoản ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, quy định visa.

Khi chuyển tới một quốc gia mới, con người thường trải qua cảm giác vui sướng tột độ do nhiều điều mới mẻ, thú vị chưa từng thấy trước đây, xuất hiện cùng một lúc. Tuy nhiên, khi giai đoạn “tuần trăng mật” này đi qua, cá nhân đó sẽ nhận thấy không điều gì là hoàn hảo như tưởng tượng. Những khó khăn, mệt mỏi xuất hiện: rào cản ngôn ngữ, khác biệt lối sống và tương tác xã hội… Nhận thấy điều đó, khóa tập huấn này giúp học viên đảo ngược tình hình nhờ đưa ra lời khuyên cho những thử thách, thích nghi với hoàn cảnh, từ đó, giảm thiểu khả năng cảm thấy sốc khi nhập cư.

Sau khóa tập huấn, học viên Trần Thị Tuyết Như bày tỏ mối quan tâm nhất tới “thủ tục hành chính tại Đức, cách đăng ký những dịch vụ thiết yếu như SIM điện thoại, Internet.” Là một người nước ngoài, Như có thể cảm thấy không quen thuộc với những thứ này và khó hiểu nếu không được giải thích rõ ràng. Với Lê Hữu Nam, bạn cảm thấy tự tin và hiểu biết hơn nếu di cư sang Đức. “Lo lắng và bị động trong môi trường mới giờ chỉ còn là câu chuyện của quá khứ sau khi tham dự khóa tập huấn liên văn hóa.”

Share on print
Share on email
Share on facebook